Hotline: 0977595367
SMS: 0977595367Nhắn tin FacebookZalo: 0977595367
Hotline: 0977595367
SMS: 0977595367Nhắn tin FacebookZalo: 0977595367

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Hồ Tiêu Đạt Năng Suất Cao

Làm thế nào để thực hiện kỹ thuật trồng và chăm sóc hồ tiêu tiết kiệm chi phí? Làm thế nào chăm sóc cây hồ tiêu hiệu quả nhất và giảm rủi ro không cần thiết ?

Cây tiêu từ 20 đến 22 năm nay có sự biến động về giá, giá tăng khiến cây tiêu tự phát trên diện rộng. Nên bà con cần biết một số kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hồ tiêu để mang lại hiệu quả kinh tế nhất.

Tiêu là cây bán chùm gửi nó thích nghi với khí hậu nhiệt đới. Nó rất nhạy cảm, không hợp với nhiệt độ dao động lớn trong ngày, nên cây hồ tiêu chỉ tồn tại ở miền Trung và miền Đông Nam bộ Việt Nam cũng như một số nước có khí hậu tương ứng như Ấn độ, Indonesia v.v…

 

Khí hậu thay đổi đã xảy ra các hiện tượng như sau:

- Chết hàng loạt ngoài kiểm soát.

- Trồng trên địa hình phù hợp biến thành trên địa hình không phù hợp.

- Khô hạn, nắng nóng, mưa nhiều, xói mòn dẫn đến dịch bệnh.

- Không xác định được đặc điểm sinh lí của cây tiêu. v.v….

kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hồ tiêu

Bước 1 Chọn địa lí, địa hình phù hợp và cụ thể.

- Phải chọn vị trí thật phù hợp để tránh các bất lợi như: đất cao, đất có độ nghiêng lớn, đất quá thấp, đất lòng chão, đất cạn đáy (độ dầy hữu cơ ít) đất sét. Đất cao sẽ tốn kém thêm kinh phí không đáng có. Ví dụ:  bơm nước công suất lớn, bơm chuyên dụng, kèm theo là giếng sâu hoặc ao nước xa, dây ống dẫn nước dài. Đất có độ dốc lớn sẽ khó chăm sóc, khó di chuyển, luôn bị xói mòn. Đất lòng chão sẽ bị nước tập trung khi có mưa nhiều gây úng. Đất cạn hữu cơ cây trồng sẽ mau cằn cỗi. Đất sét thường không có hữu cơ và là đất không thấm sẽ ứ nước trong mùa mưa. Nếu trồng tiêu ở dạng đất như vậy tiêu sẽ chết, nếu cố tình  tạo cho có thể trồng được thì dù thu hoạch  được thì sản lượng có cao nhưng tính hiệu quả sẽ thấp vì chi phí nhiều.

- Tuyệt đối mọi người không  nên trồng tiêu trên đất đồng bằng vì đồng bằng nước không lưu chuyển hoặc lưu chuyển chậm. Theo chu kì, cứ 10 năm sẽ có một năm mưa nhiều, chu kì này sẽ xóa sổ vườn tiêu nếu chọn địa lí không phù hợp.

 

Bước hai: chọn giống.

- Theo lẽ tự nhiên nếu không thích nghi được thì sẽ không tồn tại được. Như vậy thiên nhiên đã cho chúng ta sẵn câu trả lời.Vì vậy mọi người chỉ cần chọn giống tiêu năng suất ổn định và đã tồn tại lâu dài tại địa phương mà mọi người muốn trồng.

- Một số bài học thời gian đã cho chúng ta thấy rằng không phải loại giống nào cũng có thể trồng ví dụ như giống tiêu ở Malaysia, Indonesia mang lại năng suất rất cao nhưng khi trồng tại Việt Nam thì không thể tồn tại được. Vậy nên mọi người hãy thực hiện theo cách chọn giống hay kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hồ tiêu bấy lâu nay.

Sau khi xác định giống phù hợp sẽ nhân giống như sau để có thể đáp ứng nhu cầu tối thiểu.

Từ đỉnh ngọn tiêu già, cắt bỏ 1-1,5 mét vào đầu mùa mưa và có chế độ chăm sóc ưu tiên. Một năm sau dây non mọc trở lại, cắt dây non này trồng là phù hợp.

 

Bước ba: Cách trồng theo kỹ thuật trồng và chăm sóc hồ tiêu

Toàn bộ diện tích đất được làm xốp với độ sâu từ 35-40cm (chỉ một lần) tạo các bờ giữ nước để tưới có cao độ 10cm. Khoảng từ 50-70 mét là phải đào một con mương để cắt nước ngầm lưu chuyển dưới mặt đất, mương có độ sâu từ 50-70cm.

Để giảm chi phí và mau đem lại hiệu quả kinh tế cao nên thực hiện theo

  • Vào đầu mùa mưa, thời gian này khí hậu khô nóng, có mưa đầu mùa, đất ẩm, thích hợp cho  việc ươm dây tiêu.  Mọi người nên chọn dây có độ tuổi từ 1 năm đến 18 tháng, cắt lấy 5 mắc  nếu mà dây mắc nhặc thì có thể cắt dài hơn rồi làm đất tơi xốp, vun lên thành líp, cao khỏi mặt đất 20cm, che mát, nên chừa nhiều lá, lá nhiều sẽ giúp chồi tiêu và rễ phát triển mạnh hơn, lấp dây tiêu xuống đất từ 3-4 mắt, ngày tưới 3-4 lần, tưới ít, chống rụng lá. Sau 20-30 ngày thì đem trồng, trồng cạn, cho mắt thứ ba tiếp giáp với mặt đất (trồng cạn dễ lên) nén đất chung quanh gốc vừa chặt. Lúc còn nhỏ cây tiêu cần râm mát , nên khi trồng phải che đủ mát cho cây tiêu.

Bước bốn :cách chăm sóc, bón phân, phòng sâu rầy, nấm bệnh ứng phó với khí hậu nóng lên

- Sử dụng các loại phân bón thông thường và tuân theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

- Trên nền lúc nào cũng phủ một lớp cỏ nó đóng vai trò cách nhiệt, chống xói mòn, giữ ẩm, tái tạo hữu cơ tự phân hủy và trao đổi chất hữu cơ. Cỏ giữ trong vườn tiêu trung bình từ 10-20cm. Không nuôi các loại cỏ thân ngầm như cỏ ống, cỏ tranh v.v…

- Sau 4-5 năm, đất sẽ phì nhiêu trở lại nên không cần thiết dùng phân hữu cơ nữa, giảm được chi phí lao động cũng như ô nhiễm môi trường xung quanh.

- Một năm thì bón phân khoảng ba lần: đầu mùa mưa, giữa mùa mưa và cuối mùa mưa, lượng phân bón nên theo chỉ dẫn nhà sản xuất. Phân thì rãi bừa trên cỏ sao cho đều là được, tiếp đó là dùng thuốc diệt cỏ với liều lượng thấp.Mục đích là làm cỏ bị thương tái vàng chứ không chết, trong quá trình cỏ bị thương không hấp thụ được phân bón thì cũng là thời gian tiêu hấp thụ được phân bón mạnh vì có cỏ giữ độ ẩm.

Lưu ý: Mỗi năm chỉ xịt một lần vào mùa mưa, nhưng không xịt kỹ.

Bước 5: Chăm sóc cây tiêu

Trồng được khoảng từ 12-18 tháng sẽ cắt ngang dây tiêu để chúng đâm chồi (không cắt vào giữa mùa mưa cây sẽ chảy nhựa nhiều, dễ nhiễm bệnh) khi chồi non lên, chọn từ 5-7 chồi tốt để cột vào nọc, vậy là đủ, còn các chồi khác cho tỏa ra ngoài, sau thời gian ra trái do không được bám chúng sẽ tự chết. Cành, nhánh cây tiêu cứ để phủ sát đất, chỉ cắt tỉa ít để thuận tiện dọn lá gốc khi cần.

 

Bước 6: Cách tưới nước cho trồng cây tiêu

Tiêu không cần tưới nước nhiều,lượng nước chỉ cần tương đương với lượng mưa khoảng 50-70mm. Khi tưới, dùng vòi nước xịt vào các kẹt nhánh cho cành lá khô văng ra, thỉnh thoảng dùng vòi nước xịt đẩy lá khô trong gốc ra ngoài cho cỏ phân hủy. Khi môi trường tương tác, dung hòa tiêu sẽ không có hoặc rất ít sâu bệnh. Không có môi trường cho nấm mọc thì sẽ không có nấm bệnh. Không mất nước uống thì kiến, rệp sáp sẽ không đục khoét cây tiêu gây ra bệnh.