Bạn có thể áp dụng kỹ thuật chăm sóc cà phê đại trà này để mang lại năng suất cao và tránh được bệnh cho cây qua kỹ thuật chăm sóc này.
1. Trồng dặm
Đối với cà phê trồng mới sau khi trồng 15-20 ngày phải kiểm tra và bắt đầu trồng dặm kịp thời những cây chết và còi cọc. Chấm dứt trồng dặm trước khi kết thúc mùa mưa 1,5-2 tháng. Kỹ thuật trồng dặm chỉ là đào hố rồi trồng lại trên cây chết, các thao tác khác thì như trồng mới.
2. Làm cỏ, tủ gốc
Trong suốt thời kỳ sinh trưởng của cây cà phê, đặc biệt là ở thời kỳ kiến thiết cơ bản phải diệt cỏ kịp thời, để bảo đảm cây cà phê không bị cỏ lấn át. Những nơi mà có các loại cỏ khó cuốc sạch như cỏ tranh, cỏ gấu thì nên tiến hành diệt cỏ bằng các loại thuốc hoá học hiện đang được dùng trên thị trường nhưng phải theo chỉ định.
Thường xuyên tủ gốc cho cây cà phê để giữ ẩm, để mọi người có thể giảm được tưới nước và công làm cỏ. Đồng thời tủ gốc còn điều hoà nhiệt độ đất, giữ cho đất luôn tơi xốp không bị khô cằn.
3.Trồng xen trong vườn cà phê ở thời kỳ kiến thiết cơ bản của kỹ thuật chăm sóc cà phê
Cần trồng xen những cây khác để bảo vệ, cải tại nâng cao độ phì của đất trong thời kì kiến thiết cơ bản tại các vườn cà phê. Các cây trồng xen có thể sử dụng ví dụ như lạc, đậu đỗ các loại. Cây, cành, lá của cây trồng xen với cây cà phê có thể dùng làm nguyên liệu tủ gốc.
4. Cây che bóng và đai rừng chắn gió theo kỹ thuật chăm sóc cà phê
Cây để che bóng tạm thời cho cây cà phê: Các cây phân xanh có thân đứng cao như muồng hoa vàng, cốt khí,đậu săng… thì trồng vào giữa 2 gốc cà phê hoặc trồng thành băng ở giữa 2 .Cây che bóng lâu dài: Trồng cây keo dậu, khoảng cách trồng 5m x 6m. Sau khi cây lớn thì tỉa dần cứ 2 cây tỉa đi 1 cây.
Chú ý :cây bóng mát trồng vào giữa vị trí của 2 cây cà phê trong thời kỳ cà phê ở thu hoạch thì bộ tán của cây che bóng phải cao cách bộ tán cây cà phê từ 2,5-3m.
Đai rừng chắn gió: Mọi người nên trồng các đai rừng xung quanh vùng trồng cà phê để chắn gió. Trồng đai rừng thẳng gốc với hướng gió chính hoặc chếch 1 góc 60 độ. Đai rừng rộng khoảng 9m, ở giữa trồng 3 hàng muồng đen, hàng cách hàng 1m và cây cách cây 3m. Hai bên mép đai rừng trồng thêm các loại cây ăn quả như mít, nhãn, vải, xoài...vừa chắn gió cũng có thể cung cấp hoa quả cho gia đình hoặc tăng thêm thu nhập.
5. Bón phân thúc cho cà phê theo kỹ thuật chăm sóc cà phê
Phân hữu cơ: Mỗi năm bón cho cà phê 1 lần phân hữu cơ sau khi thu hoạch quả. Liều lượng 5-10kg/cây kết hợp với phân lân và phân vô cơ bón lần cuối cùng trong năm (tháng 11-12). Cách bón: Đào rãnh sâu 20cm, rộng 20cm xung quanh mép tán, rải đều phân hữu cơ và các tàn dư thực vật xung quanh, sau đó lấp lại.
Phân vô cơ: Phân đạm và kali có thể bón 3 lần/năm vào tháng 2-3, 6-7, 11-12. Trước khi bón phân cần làm cỏ sạch sẽ trong vườn, trộn đều các loại phân với nhau, rải đều xung quanh tán lá và lấp lại một lớp đất mặt để tránh phân bốc hơi hoặc phân bị rửa trôi khi gặp mưa. Lần bón phân cuối trong năm cần kết hợp với phân chuồng và phân lân để bón cho cây cà phê, sau khi thu hoạch xong sẽ giảm được chi phí công lao động.
Riêng năm trồng mới, sau khi trồng 1-2 tháng, bón 25- 30g phân Urê và 25-30 g phân kali cho một hố.
6. Chống hạn, chống rét của kỹ thuât chăm sóc cho cà phê
Sau khi trồng mới, cây bóng các loại chưa phát huy tác dụng thì phải che túp cho cà phê sớm. Cần che túp cho cà phê khi thời tiết nắng hạn hoặc rét nhất là khi có sương muối. Túp che kín hướng gió đông - bắc, phải để hở 1/4 phía tây-nam, túp che phải chắc chắn, cao cách đỉnh cà phê 10-15cm, không để túp đè lên cây cà phê tránh gây hư hại.
7. Tạo hình, tỉa cành của kỹ thuật chăm sóc cà phê
Là một trong những biện pháp kỹ thuật chăm sóc cà phê hết sức quan trọng để tạo cho cây có bộ tán cân đối, cành quả phân bố đều trong không gian để từ đó giúp cho cây đạt năng suất cao ổn định hơn. Hạn chế bớt sự tấn công phá hoại của sâu bệnh , tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chăm sóc, thu hái.
Tạo hình cơ bản: Mỗi hố chỉ để 1 thân chính là xu hướng hiện nay. Cần phải thường xuyên đánh tỉa kịp thời các chồi vượt mọc từ gốc và từ các nách lá trên thân chính để tránh cho cà phê mọc nhiều trên 1 hố.
Tạo hình nuôi quả:
Cắt bỏ các cành cơ bản mọc sát cách mặt đất khoảng 20-25cm để cho cây được thông thoáng và thuận lợi cho việc đi lại chăm sóc, thu hái của mọi người.
Tỉa bớt một số cành cơ bản nhỏ, sinh trưởng kém và không có khả năng ra cành thứ cấp để cây được thông thoáng và tập trung dinh dưỡng để nuôi các cành khác.
Cần cắt bỏ tất cả các cành để ánh sáng có thể chiếu vào được phía trong của tán cây như cành thứ cấp mọc sát thân chính, các cành tăm nhớt, bị sâu bệnh, cành chùm và các cành khô chết.Cắt ngắn các cành già cỗi do đã cho nhiều vụ quả để dồn chất dinh dưỡng nuôi những cành tơ khỏe mọc từ phía trong.
Những chồi vượt mọc từ gốc, trên thân chính và trên đỉnh ngọn cần loại bỏ.
Tạo hình đau
Đối với vườn cà phê đã qua nhiều năm thu hoạch, năng suất giảm, các cành thứ cấp đã già cỗi và mọc quá xa với thân trục chính thì cần phải cắt ngắn để tái tạo lại khung tán mới cho cây cà phê. Sau khi thu hoạch xong cần cắt tất cả các cành ở đoạn cách xa thân chính từ 15-20cm theo chiều ngắn dần từ phía dưới gốc lên đỉnh tán. Sau khi tạo hình cần phải bổ sung thêm phân chuồng để cây cà phê tái tạo lại nhanh và khỏe.
8. Cưa đốn phục hồi vườn cà phê của kỹ thuật chăm sóc cà phê
Những vườn cà phê đã cho quả nhiều năm cần phải cưa đốn để phục hồi vì cành cơ bản đã già cỗi, năng suất giảm dần, không cho hiệu quả. Thời vụ cưa đốn vào tháng 2-3.
Kỹ thuật cưa đốn: Cưa thân cách mặt đất 25-30cm theo mặt phẳng nghiêng 450, mặt cắt phải nhẵn không bị dập nát.
Đào bỏ các gốc chết và bón cho đất 10-15 kg phân hữu cơ với 0,5 kg phân lân để trồng dặm lại cây khác. Khi chồi mọc cần phải tỉa định chồi 2 lần: lần 1 khi chồi cao 10-15cm để lại 4-5 chồi/gốc, lần 2 khi chồi cao 20-30cm để lại 2 chồi/gốc.
9. Phòng trừ sâu bệnh hại cà phê theo kỹ thuật chăm sóc cà phê
Sử dụng các biện pháp canh tác, lý học và hóa học, nhưng cơ bản là biện pháp hóa học.
Trong quá trình khai hoang trồng mới, nên cày sâu, phơi ải đất, kết hợp với xử lý đất trước khi trồng bằng thuốc hóa học như confidor.
Bà con hãy thực hiện theo kỹ thuật chăm sóc cà phê trên để có thể chăm sóc tốt cây cà phê. Chúc bà con một mùa cà phê trúng lớn.